Thực tế, tứ linh gồm Long, Lân, Quy, Phụng được dân gian bắt nguồn từ bốn linh thần:Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước.
Chúng được người xưa tạo ra từ bốn chòm sao cùng tên ở bốn phương trời. Chúng mang bên mình bốn nguyên tố tạo thành trời đất theo quan niệm của người xưa (lửa, nước, đất và gió).
Và việc chọn nơi để làm thành kinh đô phải hội tụ yếu tố hòa hợp giữa các nguyên tố ấy.
1. Long
Long (Rồng) đứng đầu Tứ linh vì có sức mạnh, trí tuệ và quyền uy bậc nhất, đây là sinh vật tổng hợp sức mạnh của những con vật khác như rắn, hổ, chim ưng, sư tử, hươu,...
Trải qua bao đời, các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ ở các nước phương Đông đã dần tạo cho con rồng trở thành biểu tượng cao quý và sức sống vĩnh hằng.
2. Lân
Lân theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tượng trưng cho sự thái bình, yên ổn. Lân cũng tượng trưng cho lộc phúc, may mắn, thịnh vượng.
Chúng có dung mạo kỳ dị, là hình tượng nghệ thuật được thêu dệt từ trí tưởng tượng của người xưa nhưng đồng thời ẩn chứa trong đó một sức mạnh tâm linh to lớn.
3. Quy
Quy là vật hợp bởi có cả âm lẫn dương: Bụng phẳng tượng trưng cho đất (âm), mai khum tượng trưng cho trời (dương). Hình tượng rùa đội bia tượng trưng cho hạnh phúc, phát triển và sự chịu đựng.
Quy là cao quý, nhiều khi nó là chủ nguồn nước (rùa phun nước thiêng), là một linh vật của đất Phật.
4. Phụng
Nhắc đến sư bất tử và tái sinh, người ta không thể không nhắc đến 1 loài chim chỉ có trong truyền thuyết: Phụng.
Phượng Hoàng là sự kết hợp các đặc điểm xinh đẹp nhất của nhiều giống chim khác.
Các bộ phận của phụng đều có ý nghĩa của nó: Đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất.
Tất cả hội tụ: Trí Tuệ, Sức Mạnh, Sắc Đẹp, Vĩnh Cửu